Chính sách tiền tệ của Trung Quốc được ủng hộ
Tags: Trung Quốc, Bắc Kinh, chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái, đối tác thương mại, không điều chỉnh, theo yêu cầu, nhà kinh tế, ủng hộ, cuộc họp, châu Á, đó là, ý kiến, hoàn toàn, nước
Trung Quốc hoàn toàn đúng khi kiên quyết không điều chỉnh chính sách tiền tệ theo yêu cầu từ phía các đối tác thương mại. Đó là ý kiến của hầu hết các quan chức tài chính và nhà kinh tế tham dự Cuộc họp về Tỷ giá hối đoái ở Bắc Kinh mới đây.
Người đứng đầu ban Nghiên cứu châu Á của chi nhánh Ngân hàng đầu tư Barclays Bank PLC (nước Anh) ở Trung Quốc, Desmond Supple, cho rằng, nước này không hề duy trì một chính sách tiền tệ nhằm cạnh tranh không lành mạnh và tỷ giá hối đoái của họ hoàn toàn minh bạch và nhất quán. Ông phản đối ý kiến cho rằng, Trung Quốc đang tận dụng chính sách đồng bản tệ để thuận lợi hơn trên thương trường. Phát biểu tại cuộc họp, ông Desmond nhấn mạnh, quyết định không thay đổi tỷ giá hối đoái của chính phủ Trung Quốc chỉ đơn giản vì họ muốn duy trì sự ổn định của đồng bản tệ như từng làm hồi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính khu vực châu Á năm 1997.
Quan điểm của Desmond đã được ông Long Yongtu, Tổng thư ký Diễn đàn châu Á Boao đồng tình. Ông này cho rằng, ngoại thương không phải là nhân tố duy nhất giúp nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thần kỳ như những năm qua, mà đó là sự kết hợp của tổng thể các yếu tố như cải cách kinh tế, tiêu dùng nội địa, ngoại thương và đầu tư. "Trung Quốc sẽ không thả nổi tỷ giá trong thời gian tới mà sẽ tìm cách cân bằng giữa một bên là một hệ thống tỷ giá linh hoạt hơn với một bên là sự ổn định ở tầm vĩ mô", ông Long nhấn mạnh. Đầu tháng 3, Ngân hàng trung ương Trung Quốc tuyên bố chi 195 tỷ USD để giữ vững tỷ giá hối đoái của đồng NDT, vốn được duy trì từ 1994 đến nay bất chấp sự thúc ép của Mỹ. Mức chi này đã tăng khoảng 40% so với cách đây 2 năm. Trước thái độ của quốc gia đông dân nhất thế giới, ngày 6/4 vừa qua, thượng viện Mỹ đã lên tiếng đe doạ sẽ áp dụng mức thuế 27,5% vào hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc nếu nước này không điều chỉnh tỷ giá trong vòng 6 tháng tới. Mỹ cho rằng, việc ấn định tỷ giá ngoại tệ ở mức 8,2-8,3 NDT ăn 1 USD từ năm 1994 đến nay của Trung Quốc khiến hàng hoá của Mỹ bị bất lợi trên thị trường. Theo Mỹ, chính tỷ giá bất lợi trên là một trong những tác nhân chính đẩy thâm hụt ngân sách nước này vào tình cảnh nghiêm trọng trong năm 2004. |
Chính sách nhà đất mới của Trung Quốc rơi vào thế lưỡng nan
VIT - Tình trạng nhà đất không bán được trong hai tháng liên tiếp nhưng giá không hề giảm đang thử thách thần kinh của chính phủ Trung Quốc. Đầu năm nay, do kinh tế Trung Quốc xuất hiện nguy cơ quá nóng, nên chính phủ nước này vẫn đang nỗ lực từng bước giảm nhiệt cho nền kinh tế.
Một trong những chiến lược giảm nhiệt chủ yếu đó là đuổi các nhà đầu tư ra khỏi thị trường bất động sản, và đây chính là nguyên nhân việc tiêu thụ nhà ở giảm mạnh.
Ngoài việc ngăn chặn bóng bóng bất động sản hình thành ở một số thành phố, chính phủ Trung Quốc còn tung ra một loạt các biện pháp khác, nhằm bỏ hẳn sự phụ thuộc vào gói kích cầu kinh tế trong một năm qua của nền kinh tế Trung Quốc.
Số liệu kinh tế công bố vào tuần trước cho thấy, kinh tế Trung Quốc trong quý II tăng 10,3% so với cùng kỳ, có phần giảm nhẹ so với con số 11,9% của quý trước, cho thấy rõ hiệu quả sơ bộ của các biện pháp này.
Trong mấy tháng tới, chính phủ Trung Quốc có thể sẽ đứng trước một tình thế lưỡng nan hóc búa. Nếu giá nhà sụt giảm đáng kể và khiến cho hoạt động xây dựng giảm mạnh, chính phủ Trung Quốc sẽ đứng trước áp lực thay đổi phương hướng chính sách và cái giá của nó là lại thổi phòng bong bóng lớn hơn.
Ông Brian Jackson của Ngân hàng hoàng gia Canada (RBC) cho rằng, “rủi ro hiện nay là, nếu các nhà hoạch định chính sách lo lắng tỷ lệ tăng trưởng chung giảm quá nhiều, Trung Quốc có thể sẽ rút khỏi con đường điều chỉnh cơ cấu kinh tế”.
Trước kia, chính phủ Trung Quốc cũng đã từng trải qua tình huống tương tự. Cuối năm 2007, chính phủ đã tung ra chính sách tương tự nhằm giảm nhiệt cho thị trường bất động sản, nhưng khi tốc độ tăng trưởng kinh tế bắt đầu chậm lại đáng kể, họ lại chuyển hướng khuyến khích mọi người mua nhà.
Theo quan điểm của ông Paul Cavey, nhà kinh tế của Công ty chứng khoán Macquarie, nếu nỗ lực đè nén thị trường bất động sản của Trung Quốc lại một lần nữa bị lung lay, nước này có thể sẽ dựng lên “đối sách Greenspan” (Greenspan Put) – một biện pháp mà cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Alan Greenspan đã thông qua cắt giảm lãi suất để hỗ trợ thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư Trung Quốc có thể sẽ bắt đầu tin rằng, việc đầu tư vào bất động sản mãi mãi không thể lỗ, bởi vì chính phủ đều luôn ra tay cứu giúp. Hậu quả là có thể sẽ xuất hiện bong bóng lớn hơn trong tương lai.
Nhà kinh tế của Công ty chứng khoán CLSA tại Thượng Hải – ông Andy Rothman cho biết: “Họ không có lý do để ra tay nới lỏng chính phủ ngay bây giờ”.
Thị trường nhà ở và sự suy giảm kinh tế của Trung Quốc là quan điểm chung của các nhà kinh tế trong nước. Ngoài ra, nếu chính phủ Trung Quốc thay đổi chiến lược nhanh như vậy, thì độ tin cậy của họ sẽ giảm đi đáng kể. Bởi vì tuần trước, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã hứa, chính phủ sẽ duy trì “tính liên tục và tính ổn định” của các chính sách kinh tế.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh
Mới cách đây hơn một tháng, vào ngày 24/2, giá xăng dầu trong nước cũng đã chứng kiến một đợt tăng mạnh, trong đó riêng giá xăng A92 có "bước nhảy" kỷ lục tới 2.900 đồng, lên mức 19.300 đồng/lít.
Giá bán lẻ các loại xăng dầu trong nước tăng từ 2.000-2.800 đồng/lít, bắt đầu từ 22h ngày 29/3, theo quyết định của Bộ Tài chính.
Cụ thể, giá xăng A92 tăng 2.000 đồng, từ 19.300 đồng hiện nay lên 21.300 đồng/lít. Dầu diezen tăng 2.800 đồng, lên mức 21.100 đồng một lít. Dầu hoả tăng 2.600 đồng, từ 18.200 đồng lên 20.800 đồng/lít. Dầu mazut tăng 2.000 đồng từ 14.800 đồng lên 16.800 đồng/kg.
Giải thích về đợt tăng giá mới nhất này, Bộ Tài chính cho biết xăng dầu tiêu dùng trong nước hiện nay chủ yếu phải nhập khẩu, giá trong nước phụ thuộc vào sự biến động của giá thị trường thế giới. Giá xăng dầu thế giới kể từ sau lần gần nhất các doanh nghiệp điều chỉnh giá xăng dầu trong nước (ngày 24/2) đến nay luôn dao động và tăng ở mức cao do tình hình bất ổn chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi.
Bộ này cũng cho biết đã áp dụng hết các giải pháp về tài chính khác (thuế nhập khẩu đã giảm về mức 0% và quỹ bình ổn giá đã sử dụng hết), vì vậy cần thiết phải tiếp tục điều chỉnh giá để giảm bao cấp một bước về giá xăng dầu và để phản ánh đúng giá hàng hoá, dịch vụ khi sản xuất, kinh doanh có sử dụng xăng dầu.
Tại thị trường trong nước, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lại đang tạm dừng hoạt động, dự kiến trong hai tuần, bắt đầu từ ngày 23/3 vừa qua. Theo lãnh đạo Công ty Lọc - Hóa dầu Bình Sơn, trong giai đoạn dừng hoạt động nhà máy, thị trường xăng dầu dự kiến sẽ thiếu khoảng 400.000 tấn sản phẩm các loại, nên trong giai đoạn này các đối tác ký hợp đồng mua sản phẩm của nhà máy cần chủ động tìm nguồn cung ứng bên ngoài.
Mới cách đây hơn một tháng, vào ngày 24/2, giá xăng dầu trong nước cũng đã chứng kiến một đợt tăng mạnh, trong đó riêng giá xăng A92 có "bước nhảy" kỷ lục tới 2.900 đồng, lên mức 19.300 đồng/lít.
Cụ thể, giá xăng A92 tăng 2.000 đồng, từ 19.300 đồng hiện nay lên 21.300 đồng/lít. Dầu diezen tăng 2.800 đồng, lên mức 21.100 đồng một lít. Dầu hoả tăng 2.600 đồng, từ 18.200 đồng lên 20.800 đồng/lít. Dầu mazut tăng 2.000 đồng từ 14.800 đồng lên 16.800 đồng/kg.
Giải thích về đợt tăng giá mới nhất này, Bộ Tài chính cho biết xăng dầu tiêu dùng trong nước hiện nay chủ yếu phải nhập khẩu, giá trong nước phụ thuộc vào sự biến động của giá thị trường thế giới. Giá xăng dầu thế giới kể từ sau lần gần nhất các doanh nghiệp điều chỉnh giá xăng dầu trong nước (ngày 24/2) đến nay luôn dao động và tăng ở mức cao do tình hình bất ổn chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi.
Bộ này cũng cho biết đã áp dụng hết các giải pháp về tài chính khác (thuế nhập khẩu đã giảm về mức 0% và quỹ bình ổn giá đã sử dụng hết), vì vậy cần thiết phải tiếp tục điều chỉnh giá để giảm bao cấp một bước về giá xăng dầu và để phản ánh đúng giá hàng hoá, dịch vụ khi sản xuất, kinh doanh có sử dụng xăng dầu.
Tại thị trường trong nước, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lại đang tạm dừng hoạt động, dự kiến trong hai tuần, bắt đầu từ ngày 23/3 vừa qua. Theo lãnh đạo Công ty Lọc - Hóa dầu Bình Sơn, trong giai đoạn dừng hoạt động nhà máy, thị trường xăng dầu dự kiến sẽ thiếu khoảng 400.000 tấn sản phẩm các loại, nên trong giai đoạn này các đối tác ký hợp đồng mua sản phẩm của nhà máy cần chủ động tìm nguồn cung ứng bên ngoài.
Mới cách đây hơn một tháng, vào ngày 24/2, giá xăng dầu trong nước cũng đã chứng kiến một đợt tăng mạnh, trong đó riêng giá xăng A92 có "bước nhảy" kỷ lục tới 2.900 đồng, lên mức 19.300 đồng/lít.
Nợ công của Mỹ vượt quá cả quy mô nền kinh tế
Thứ Ba, 15.2.2011 | 10:55 (GMT + 7)
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua (14.2) đã công bố kế hoạch chi tiêu ngân sách năm 2012 giảm xuống chỉ còn 3,73 nghìn tỉ USD. Hiện dư nợ của nước Mỹ đã vượt quá tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Mỹ sẽ công bố chính sách cải thiện kinh tế
Ông Obama công bố các sáng kiến kinh tế trị giá 180 tỉ USD
Giám đốc hội đồng kinh tế quốc gia Hoa Kỳ từ chức
Tổng thống Mỹ thăm Châu Á: Thúc đẩy ngoại giao kinh tế
Ông Obama công bố các sáng kiến kinh tế trị giá 180 tỉ USD
Giám đốc hội đồng kinh tế quốc gia Hoa Kỳ từ chức
Tổng thống Mỹ thăm Châu Á: Thúc đẩy ngoại giao kinh tế
Tổng thống Barack Obama chọn trường học để công bố ngân sách vì ông quan niệm đó là hình ảnh thu nhỏ của giá trị giáo dục trong tương lai của nước Mỹ. |
Khoản nợ mà nước Mỹ đang phải gánh đạt mức kỷ lục - lên tới 15 nghìn tỉ USD, vượt quá quy mô của toàn nền kinh tế. Kết thúc năm tài chính vào ngày 30.9, dư nợ dự kiến của Mỹ là 15,476 nghìn tỉ USD, bằng 102,6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Lần đầu tiên, nợ công của Mỹ chính thức vượt quá GDP kể từ Thế chiến II.
Tổng thống Barack Obama thừa nhận rằng sự chênh lệch này sẽ còn tiếp tục tăng. Ước tính, nợ sẽ ở mức 106% GDP vào năm 2013 trừ khi có sự bùng nổ đáng chú ý trong nền kinh tế.
Ngân sách năm 2012 được công bố là tin đáng buồn đối với tầng lớp nghèo và trung lưu. Nhiều khoản cho vay đối với sinh viên, trợ cấp năng lượng sưởi ấm trong mùa đông và cho các tổ chức cộng đồng bị cắt giảm. Hàng trăm chương trình của liên bang cũng đứng trước nguy cơ bị cắt giảm mạnh, như một phần của các biện pháp giảm thâm hụt 1,1 nghìn tỉ USD trong 10 năm tiếp theo. Tổng thống Obama đề nghị hủy bỏ hoặc cắt giảm kinh phí hơn 200 chương trình nhằm tiết kiệm khoảng 33 tỉ USD vào năm 2012.
Trong khi Đảng Cộng hòa của ông Obama khẳng định không cần phải cắt giảm chi tiêu thêm nữa thì việc đạt được sự phê chuẩn thông qua ngân sách từ Quốc hội và Thượng viện lại tương đối khó khăn. Bởi tổng chi ngân sách năm nay là 3,5 nghìn tỉ USD sau khi cắt giảm 100 triệu USD, nhưng thâm hụt dự kiến đạt mức kỷ lục 1,6 nghìn tỉ USD. Sự gia tăng thâm hụt từ mức 1,29 nghìn tỉ USD trong năm 2010 khiến ông Obama phải xúc tiến thông qua việc cắt giảm thuế và trợ cấp thất nghiệp hồi cuối năm ngoái. "Tình hình tài chính thực tế đòi hỏi chúng ta phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn", ông Obama nói sau khi công bố chi tiêu ngân sách năm nay tại một trường học ở Maryland.
"Một thập kỷ thâm hụt ngân sách, cộng với tác động của cuộc suy thoái toàn cầu đã khiến nền kinh tế của chúng ta bước vào thời kỳ phát triển không bền vững. Đó là lý do khiến tôi phải lựa chọn cách thức để trả bớt các khoản nợ", ông Obama nói.
Ông Obama cũng nói Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa cần phải hợp tác hiệu quả hơn nữa để đưa nền tài chính nước Mỹ phát triển mạnh mẽ.
Nhà Trắng hy vọng cuộc tranh cãi về các biện pháp tài trợ và kế hoạch ngân sách năm 2012 của ông Obama tách biệt với một dự luật tăng mức nợ trần lên 14,3 nghìn tỉ USD. Dự luật này sẽ được trình lên Quốc hội vào tháng 4 hoặc tháng 5. Hiện một số nghị sĩ Đảng Cộng hòa phản đối nâng mức nợ trần để không cắt giảm ngân sách nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, sự phản đối này có thể đưa nước Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ và ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.
Tổng thống Barack Obama thừa nhận rằng sự chênh lệch này sẽ còn tiếp tục tăng. Ước tính, nợ sẽ ở mức 106% GDP vào năm 2013 trừ khi có sự bùng nổ đáng chú ý trong nền kinh tế.
Ngân sách năm 2012 được công bố là tin đáng buồn đối với tầng lớp nghèo và trung lưu. Nhiều khoản cho vay đối với sinh viên, trợ cấp năng lượng sưởi ấm trong mùa đông và cho các tổ chức cộng đồng bị cắt giảm. Hàng trăm chương trình của liên bang cũng đứng trước nguy cơ bị cắt giảm mạnh, như một phần của các biện pháp giảm thâm hụt 1,1 nghìn tỉ USD trong 10 năm tiếp theo. Tổng thống Obama đề nghị hủy bỏ hoặc cắt giảm kinh phí hơn 200 chương trình nhằm tiết kiệm khoảng 33 tỉ USD vào năm 2012.
Trong khi Đảng Cộng hòa của ông Obama khẳng định không cần phải cắt giảm chi tiêu thêm nữa thì việc đạt được sự phê chuẩn thông qua ngân sách từ Quốc hội và Thượng viện lại tương đối khó khăn. Bởi tổng chi ngân sách năm nay là 3,5 nghìn tỉ USD sau khi cắt giảm 100 triệu USD, nhưng thâm hụt dự kiến đạt mức kỷ lục 1,6 nghìn tỉ USD. Sự gia tăng thâm hụt từ mức 1,29 nghìn tỉ USD trong năm 2010 khiến ông Obama phải xúc tiến thông qua việc cắt giảm thuế và trợ cấp thất nghiệp hồi cuối năm ngoái. "Tình hình tài chính thực tế đòi hỏi chúng ta phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn", ông Obama nói sau khi công bố chi tiêu ngân sách năm nay tại một trường học ở Maryland.
"Một thập kỷ thâm hụt ngân sách, cộng với tác động của cuộc suy thoái toàn cầu đã khiến nền kinh tế của chúng ta bước vào thời kỳ phát triển không bền vững. Đó là lý do khiến tôi phải lựa chọn cách thức để trả bớt các khoản nợ", ông Obama nói.
Ông Obama cũng nói Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa cần phải hợp tác hiệu quả hơn nữa để đưa nền tài chính nước Mỹ phát triển mạnh mẽ.
Nhà Trắng hy vọng cuộc tranh cãi về các biện pháp tài trợ và kế hoạch ngân sách năm 2012 của ông Obama tách biệt với một dự luật tăng mức nợ trần lên 14,3 nghìn tỉ USD. Dự luật này sẽ được trình lên Quốc hội vào tháng 4 hoặc tháng 5. Hiện một số nghị sĩ Đảng Cộng hòa phản đối nâng mức nợ trần để không cắt giảm ngân sách nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, sự phản đối này có thể đưa nước Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ và ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.
Theo thời vụ, cứ đến quý 4 hàng năm, nhu cầu nguồn tiền bao giờ cũng căng hơn so với thời gian còn lại trong năm vì đó là thời điểm toàn bộ nền kinh tế đẩy mạnh hoạt động quyết toán công nợ, thực hiện cam kết giải ngân... Ảnh: Quang Liên.
Mấy ngày gần đây, lãi suất trên thị trường và nhất là lãi suất thị trường liên ngân hàng tiếp tục nóng lên. Đã xuất hiện đồn đoán rằng “thanh khoản ngân hàng có vấn đề” và đó là do Ngân hàng Nhà nước “thắt chặt tiền tệ”.
Bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã có cuộc trao đổi với chúng tôi về vấn đề này.
Thưa bà, theo chu kỳ, vào dịp này hàng năm, lãi suất trên thị trường luôn căng thẳng, thậm chí đe dọa tới an toàn thanh khoản một số ngân hàng. Hiện tại, cung cầu vốn trên thị trường rất nóng bỏng, có phải thực tế này do Ngân hàng Nhà nước “thắt chặt” tiền tệ?
Theo thời vụ, cứ đến quý 4 hàng năm, nhu cầu nguồn tiền bao giờ cũng căng hơn so với thời gian còn lại trong năm vì đó là thời điểm toàn bộ nền kinh tế đẩy mạnh hoạt động quyết toán công nợ, thực hiện cam kết giải ngân, doanh nghiệp giải quyết hàng tồn kho...
Bởi vậy, hệ thống ngân hàng thương mại phải đẩy mạnh huy động vốn đứng nhu cầu vốn dồn dập: thanh toán khoản nợ đến hạn với nước ngoài, nhập khẩu hàng hóa, vốn cho sản xuất kinh doanh phục vụ sắm Tết và tạo nên chu kỳ căng thẳng vốn hàng năm.
Chúng tôi vẫn gọi đó là “tính thời vụ” trong hệ thống chứ hoàn toàn không phải do chính sách “thắt chặt tiền tệ” đã tạo nên yếu kém thanh khoản đối với một số ngân hàng.
Một chuyên gia nói rằng, hiện tượng ngân hàng thương mại bị “rỗng ruột” còn xuất phát từ hỗ trợ lãi suất. Bà nghĩ gì về điều này?
Đúng là thực tế ngân hàng thương mại thiếu VND trong mấy ngày qua ngoài nguyên nhân “tính thời vụ” như trên thì còn có lý do xuất phát từ hỗ trợ lãi suất. Doanh nghiệp trong diện được hỗ trợ lãi suất nhờ có được nguồn vốn giá rẻ nên không phải lấy tiền của mình để sản xuất kinh doanh mà để số tiền đó trên tài khoản tiền gửi.
Khi dừng hỗ trợ lãi suất, buộc lòng nhóm đối tượng này rút tiền của mình ra khỏi tài khoản tiền gửi của ngân hàng để sản xuất kinh doanh, trong khi đó, nguồn tiền mà các ngân hàng thương mại đã giải ngân cho hỗ trợ lãi suất (ước hơn 412 nghìn tỷ đồng - PV) chưa kịp thu về. Thực tế này đã tạo ra thế “kẹt” cho các ngân hàng về mặt thời gian giữa “thu về” và “cho ra”.
Từ đó, có một số ngân hàng thương mại bị căng thẳng về nguồn vốn, tuy nhiên, chưa đến mức mất thanh khoản. Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời can thiệp hỗ trợ để các ngân hàng này vừa duy trì khả năng thanh khoản vừa đủ vốn đáp ứng cho khách hàng. Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát sao sự biến động hẫng hụt từ chính sách hỗ trợ lãi suất và tôi nghĩ, an toàn hệ thống vẫn được đảm bảo.
Từ thực tế Ngân hàng Nhà nước phải bơm thẳng “thuốc trợ lực” cho một số ngân hàng thương mại, bà nhận xét gì về cơ cấu danh mục tài sản của các ngân hàng hiện nay?
Câu chuyện về cơ cấu nguồn vốn ngân hàng, cơ cấu danh mục tài sản đã bền vững hay chưa không còn là mới nhưng vẫn nóng hổi từ nhiều năm nay. Mỗi lần đấu thầu tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ... thì các ngân hàng thương mại quy mô nhỏ chỉ có thể mua được với khối lượng ít cỡ vài chục tỷ đồng, chứ không phải vài trăm, vài nghìn tỷ đồng như các ngân hàng thương mại quốc doanh. Chúng tôi vẫn gọi đó là “lương khô” để các ngân hàng thương mại phòng khi “trái nắng trở trời”.
Hơn nữa, vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại nhỏ gần đây được nâng lên khoảng 1.000 tỷ đồng, họ được huy động bên ngoài số lượng lớn gấp 10 hay 20 lần nhưng kể cả có được như thế cũng chẳng so được với những ngân hàng lớn. Chưa kể, với quy mô vốn còn nhỏ, áp lực lợi nhuận từ cổ đông quá cao thì việc muốn mua nhiều “lương khô” cũng chẳng thể được. Vì thế, mỗi lần đấu thầu các công cụ nợ của Nhà nước, hầu hết đều bị ngân hàng lớn thâu tóm.
Từ thực tế căng thẳng thanh khoản tại một số ngân hàng thương mại cổ phần gần đây, theo bà, họ phải chú ý những gì đối với vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản?
Quản trị rủi ro, bao gồm rủi ro thanh khoản, rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức… là bài toán vô cùng khó khăn mà lâu nay, Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng thường xuyên nhắc nhở, cảnh báo đối với lãnh đạo các ngân hàng thương mại nhằm ngăn ngừa các loại rủi ro nói trên.
Chẳng hạn, ai biết, ai quản trị được rủi ro đạo đức khi cán bộ một ngân hàng này thông đồng với cán bộ một ngân hàng khác, từ đó hình thành đường dây móc ngoặc làm ăn với nhau?
Tôi lấy ví dụ: một khách hàng A, gửi vào ngân hàng B chỉ 200 triệu đồng nhưng được cán bộ ngân hàng B xác nhận tới 1 tỷ đồng. Khách hàng A mang xác nhận này đến ngân hàng C đặt cọc và vay tới 800 triệu đồng. Lâu nay, kiểm soát việc “ai là người có thẩm quyền xác nhận số dư tiền gửi cho khách hàng” ở nhiều ngân hàng thương mại còn khá lỏng lẻo.
Hiện tại, Hiệp hội Ngân hàng đang nghiên cứu ý tưởng thành lập cơ quan lưu trữ dữ liệu, tích hợp các thông tin, vụ việc vi phạm, có đánh giá phân tích nguyên nhân (nghề nghiệp, đạo đức, luật pháp…), để cho hội viên tra cứu, nhằm phòng tránh loại rủi ro này.
Bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã có cuộc trao đổi với chúng tôi về vấn đề này.
Thưa bà, theo chu kỳ, vào dịp này hàng năm, lãi suất trên thị trường luôn căng thẳng, thậm chí đe dọa tới an toàn thanh khoản một số ngân hàng. Hiện tại, cung cầu vốn trên thị trường rất nóng bỏng, có phải thực tế này do Ngân hàng Nhà nước “thắt chặt” tiền tệ?
Theo thời vụ, cứ đến quý 4 hàng năm, nhu cầu nguồn tiền bao giờ cũng căng hơn so với thời gian còn lại trong năm vì đó là thời điểm toàn bộ nền kinh tế đẩy mạnh hoạt động quyết toán công nợ, thực hiện cam kết giải ngân, doanh nghiệp giải quyết hàng tồn kho...
Bởi vậy, hệ thống ngân hàng thương mại phải đẩy mạnh huy động vốn đứng nhu cầu vốn dồn dập: thanh toán khoản nợ đến hạn với nước ngoài, nhập khẩu hàng hóa, vốn cho sản xuất kinh doanh phục vụ sắm Tết và tạo nên chu kỳ căng thẳng vốn hàng năm.
Chúng tôi vẫn gọi đó là “tính thời vụ” trong hệ thống chứ hoàn toàn không phải do chính sách “thắt chặt tiền tệ” đã tạo nên yếu kém thanh khoản đối với một số ngân hàng.
Một chuyên gia nói rằng, hiện tượng ngân hàng thương mại bị “rỗng ruột” còn xuất phát từ hỗ trợ lãi suất. Bà nghĩ gì về điều này?
Đúng là thực tế ngân hàng thương mại thiếu VND trong mấy ngày qua ngoài nguyên nhân “tính thời vụ” như trên thì còn có lý do xuất phát từ hỗ trợ lãi suất. Doanh nghiệp trong diện được hỗ trợ lãi suất nhờ có được nguồn vốn giá rẻ nên không phải lấy tiền của mình để sản xuất kinh doanh mà để số tiền đó trên tài khoản tiền gửi.
Khi dừng hỗ trợ lãi suất, buộc lòng nhóm đối tượng này rút tiền của mình ra khỏi tài khoản tiền gửi của ngân hàng để sản xuất kinh doanh, trong khi đó, nguồn tiền mà các ngân hàng thương mại đã giải ngân cho hỗ trợ lãi suất (ước hơn 412 nghìn tỷ đồng - PV) chưa kịp thu về. Thực tế này đã tạo ra thế “kẹt” cho các ngân hàng về mặt thời gian giữa “thu về” và “cho ra”.
Từ đó, có một số ngân hàng thương mại bị căng thẳng về nguồn vốn, tuy nhiên, chưa đến mức mất thanh khoản. Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời can thiệp hỗ trợ để các ngân hàng này vừa duy trì khả năng thanh khoản vừa đủ vốn đáp ứng cho khách hàng. Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát sao sự biến động hẫng hụt từ chính sách hỗ trợ lãi suất và tôi nghĩ, an toàn hệ thống vẫn được đảm bảo.
Từ thực tế Ngân hàng Nhà nước phải bơm thẳng “thuốc trợ lực” cho một số ngân hàng thương mại, bà nhận xét gì về cơ cấu danh mục tài sản của các ngân hàng hiện nay?
Câu chuyện về cơ cấu nguồn vốn ngân hàng, cơ cấu danh mục tài sản đã bền vững hay chưa không còn là mới nhưng vẫn nóng hổi từ nhiều năm nay. Mỗi lần đấu thầu tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ... thì các ngân hàng thương mại quy mô nhỏ chỉ có thể mua được với khối lượng ít cỡ vài chục tỷ đồng, chứ không phải vài trăm, vài nghìn tỷ đồng như các ngân hàng thương mại quốc doanh. Chúng tôi vẫn gọi đó là “lương khô” để các ngân hàng thương mại phòng khi “trái nắng trở trời”.
Hơn nữa, vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại nhỏ gần đây được nâng lên khoảng 1.000 tỷ đồng, họ được huy động bên ngoài số lượng lớn gấp 10 hay 20 lần nhưng kể cả có được như thế cũng chẳng so được với những ngân hàng lớn. Chưa kể, với quy mô vốn còn nhỏ, áp lực lợi nhuận từ cổ đông quá cao thì việc muốn mua nhiều “lương khô” cũng chẳng thể được. Vì thế, mỗi lần đấu thầu các công cụ nợ của Nhà nước, hầu hết đều bị ngân hàng lớn thâu tóm.
Từ thực tế căng thẳng thanh khoản tại một số ngân hàng thương mại cổ phần gần đây, theo bà, họ phải chú ý những gì đối với vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản?
Quản trị rủi ro, bao gồm rủi ro thanh khoản, rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức… là bài toán vô cùng khó khăn mà lâu nay, Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng thường xuyên nhắc nhở, cảnh báo đối với lãnh đạo các ngân hàng thương mại nhằm ngăn ngừa các loại rủi ro nói trên.
Chẳng hạn, ai biết, ai quản trị được rủi ro đạo đức khi cán bộ một ngân hàng này thông đồng với cán bộ một ngân hàng khác, từ đó hình thành đường dây móc ngoặc làm ăn với nhau?
Tôi lấy ví dụ: một khách hàng A, gửi vào ngân hàng B chỉ 200 triệu đồng nhưng được cán bộ ngân hàng B xác nhận tới 1 tỷ đồng. Khách hàng A mang xác nhận này đến ngân hàng C đặt cọc và vay tới 800 triệu đồng. Lâu nay, kiểm soát việc “ai là người có thẩm quyền xác nhận số dư tiền gửi cho khách hàng” ở nhiều ngân hàng thương mại còn khá lỏng lẻo.
Hiện tại, Hiệp hội Ngân hàng đang nghiên cứu ý tưởng thành lập cơ quan lưu trữ dữ liệu, tích hợp các thông tin, vụ việc vi phạm, có đánh giá phân tích nguyên nhân (nghề nghiệp, đạo đức, luật pháp…), để cho hội viên tra cứu, nhằm phòng tránh loại rủi ro này.
1.Kinh tế sẽ luôn luôn được mọi chính quyền bắt buộc phải phát triển.
Trả lờiXóa2.Sự mắc nợ tín dụng là động lực thúc đẩy con người lao động.